Nội dung:
Facebook Ads For Beginners – ESP 1 | English Interface
Xin chào tất cả mọi người đã quay trở lại với kênh của Thắng Digital Marketing. Đây là video nằm trong chuỗi series hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook Ads cơ bản dành cho người mới bắt đầu bằng giao diện tiếng Anh.
Tại sao lại bằng giao diện tiếng Anh? Chuỗi series này chủ yếu dành cho các bạn, các anh chị em kiều bào đang định cư ở nước ngoài nhưng vẫn sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, tức là nghe và nói tiếng Việt. Tuy nhiên, họ thường sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là chính, nên những hướng dẫn bằng tiếng Việt của Thắng trước đây đôi khi gây khó khăn cho các bạn, các anh chị đó.
Trong chuỗi series này, Thắng sẽ sản xuất lại những kiến thức đó, cũng là kiến thức mới nhất, nhưng với giao diện bằng tiếng Anh. Lời giảng thì bằng tiếng Việt nhé, nhưng giao diện sử dụng sẽ là tiếng Anh để giúp các anh chị ở nước ngoài đang sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh có thể học quảng cáo Facebook một cách dễ dàng nhất.
Trong chuỗi series này, Thắng sẽ hướng dẫn mọi người từ những kiến thức cơ bản nhất: giới thiệu cách làm nội dung, chính sách, lên quảng cáo, quản lý sau khi chạy, v.v.
Ok các bạn, trong bài đầu tiên này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quảng cáo Facebook Ads. Trước giờ, các bạn hay nghe về quảng cáo Facebook Ads, quảng cáo Google, quảng cáo Zalo, quảng cáo TikTok, quảng cáo Shopee, v.v.
Khái niệm quảng cáo Facebook
Quảng cáo Facebook có nghĩa là chúng ta bỏ tiền ra cho Facebook và yêu cầu Facebook hiển thị bài quảng cáo này đến người dùng, đến những khách hàng tiềm năng. Facebook có trách nhiệm phân phát bài quảng cáo của chúng ta. Vì chúng ta bỏ tiền ra mua, Facebook sẽ phân phát bài quảng cáo đó theo yêu cầu của chúng ta: đến tệp khách hàng nào, nam hay nữ, khu vực nào, độ tuổi bao nhiêu, sở thích là gì, nhân khẩu học ra sao, hành vi như thế nào. Đó là khái niệm về quảng cáo Facebook.
Chúng ta là nhà làm quảng cáo, đơn giản chỉ cần cài đặt quảng cáo, làm nội dung, rồi chạy quảng cáo. Tất nhiên, khi chạy quảng cáo, chúng ta phải tốn tiền. Chúng ta bỏ tiền ra cho Facebook chi tiêu và hiển thị bài quảng cáo của chúng ta. Đơn giản, chúng ta có thể hiểu rằng quảng cáo Facebook Ads là như vậy.
Rồi bây giờ, quảng cáo Facebook Ads so với những nền tảng khác sẽ có ưu nhược điểm gì không? Theo các bạn nghĩ, quảng cáo Google cơ chế của nó là sao? Thông thường, quảng cáo Google mạnh nhất ở quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo hiển thị. Tức là khi một người dùng có nhu cầu về một sản phẩm, ví dụ họ muốn tìm mua áo thun nam, họ sẽ lên Google và tìm kiếm “áo thun nam”, “áo thun nam tuổi teen”, “áo thun nam hiệu XYZ”, v.v.
Khi họ tìm kiếm những từ khóa đó trên Google, Google sẽ hiển thị những mẫu quảng cáo liên quan đến từ khóa họ tìm. Lúc này, người dùng đang tìm kiếm đó chính là khách hàng tiềm năng, họ đang có nhu cầu thực sự.
Quay lại với quảng cáo Facebook Ads, cơ chế của nó khác một chút. Quảng cáo Facebook Ads giống như dạng phát tờ rơi. Chúng ta đưa tờ rơi cho nhân viên ra ngã tư, ngã ba để phát. Có nghĩa rằng quảng cáo Facebook là một dạng quảng cáo hiển thị, nó sẽ đưa bài viết của chúng ta, phân phát trên nền tảng của nó theo dạng hiển thị cho người dùng. Nhưng người dùng ở đây không có nhu cầu cụ thể và rõ ràng như quảng cáo Google. Trên quảng cáo Google, người ta tìm kiếm từ khóa cụ thể như “áo thun nam”, “áo thun cotton”, v.v., họ đang có nhu cầu thật sự về sản phẩm đó.
Nhưng khi quảng cáo trên Facebook, chúng ta chỉ có thể hiển thị cho một nhóm khách hàng tiềm năng thôi. Chúng ta chỉ biết rằng người đó có sở thích, sự quan tâm về thời trang, làm đẹp, quần áo, họ là nam, độ tuổi từ bao nhiêu đến bao nhiêu. Facebook sẽ phân phát giống như phát tờ rơi, chúng ta cầm một xấp tờ rơi ra ngã tư và phát theo yêu cầu, ví dụ chỉ phát cho đối tượng nam đi xe SH. Nhưng khách hàng đó có nhu cầu thực tế ra sao, chúng ta chưa biết.
Khi làm quảng cáo Facebook, chúng ta gặp vấn đề là rất khó để target sâu vào chân dung khách hàng thật sự, những người có nhu cầu thật sự. Chúng ta không thể target chỉ vào những người đó, mà phải target vào một tệp khách hàng tương đối rộng, rồi sử dụng các kỹ thuật để tối ưu, làm sao cho quảng cáo tập trung vào những khách hàng có khả năng đem lại doanh thu, đơn hàng cho chúng ta.
Xét về cơ chế hoạt động, như các bạn thấy, quảng cáo Google, đặc biệt là quảng cáo tìm kiếm, sẽ hiệu quả hơn nhiều so với dạng quảng cáo hiển thị như Facebook Ads. Tuy nhiên, bù lại, chi phí hiển thị của quảng cáo Facebook Ads sẽ rẻ hơn so với quảng cáo Google. Vì cơ chế khác nhau, tệp đối tượng khách hàng tiếp cận khác nhau, chất lượng khác nhau, nên chi phí chi tiêu cũng khác nhau. Bù lại, quảng cáo Facebook rẻ hơn, tiếp cận được nhiều người trên mạng xã hội và có khả năng viral. Khi một người dùng, bạn bè của chúng ta tương tác trên mạng xã hội, chúng ta có thể thấy được bài viết đó, comment đó. Cơ chế vòng kết nối của Facebook, khi người dùng bắt đầu tương tác với bài quảng cáo của chúng ta, máy học sẽ tự động học và dựa vào những thông tin đó để tối ưu quảng cáo.
Trên mạng xã hội, chúng ta có nhiều thông tin. Trên Google cũng có thông tin, nhưng không phải là mạng xã hội nên không có nhiều thông tin khách hàng. Nó chỉ dựa vào từ khóa người dùng tìm kiếm. Còn trên Facebook, mỗi người dùng có đầy đủ thông tin cá nhân. Facebook đánh giá được người này quan tâm lĩnh vực nào, thường xuyên like ở đâu, comment ở đâu, nhắn tin mua hàng ở đâu. Facebook hoàn toàn biết hết những thông tin đó và dựa vào để tối ưu cho quảng cáo của chúng ta.
Điểm hay và lợi của quảng cáo Facebook là khả năng viral, khả năng phân tích dữ liệu nhờ vào nền tảng mạng xã hội rộng lớn.
Tóm lại, về chi phí, quảng cáo Facebook rẻ hơn, nhưng chất lượng khách hàng ban đầu không bằng quảng cáo Google. Khả năng viral của nó có, và là nền tảng mạng xã hội rất rộng, chúng ta có thể tiếp cận nhiều người với chi phí rẻ hơn Google rất nhiều.
Như Thắng đã nói, Facebook chỉ cho chúng ta target về nhân khẩu học, sở thích, hành vi thôi. Tất cả các báo cáo, thông tin đó, phần report, các nền tảng đều như nhau. Tuy nhiên, Facebook có report tương đối chỉnh chu, cho chúng ta thấy đầy đủ thông tin: số người tiếp cận, số người tương tác, kết quả, CPM, CTR, CPC, v.v. Tất cả đều cung cấp đầy đủ để chúng ta đánh giá và tối ưu quảng cáo.
Vì vậy, quảng cáo Facebook Ads vẫn là một lựa chọn cực kỳ hữu ích, để chúng ta sử dụng trong việc quảng cáo, quảng bá dịch vụ, thương hiệu, sản phẩm của mình, bán hàng một cách bình thường. Nó cạnh tranh rất sòng phẳng với quảng cáo Google. Mặc dù quảng cáo Google là một trong những nền tảng quảng cáo lớn nhất, Facebook vẫn có chỗ đứng vì bản chất là mạng xã hội, giúp người làm quảng cáo, kinh doanh phát triển công việc của mình trên nền tảng Facebook.
Bây giờ, chúng ta sẽ quan tâm đến cấu trúc của một chiến dịch quảng cáo.
Chúng ta phân tích sơ và tìm hiểu về công cụ Facebook Ads Manager.
Các bạn cần hiểu rõ cấu trúc của một chiến dịch quảng cáo Facebook, nó chia làm ba phần:
Campaign: Phần lớn nhất, chúng ta cài đặt những thông tin chung.
Ad Set: Phần nhóm quảng cáo, chúng ta cài đặt target như nhân khẩu học, vị trí, hành vi, địa điểm, thời gian chạy, v.v.
Ads: Phần quảng cáo, chúng ta tạo nội dung, thiết lập nội dung, cài đặt mẫu tin nhắn phản hồi, chọn nút “Call to Action”, v.v.
Một chiến dịch quảng cáo sẽ có ba cấu trúc như trên: Campaign, Ad Set và Ads.
Rồi bây giờ, chúng ta quay lại Facebook, vào phần Ads của chúng ta. Vào menu trên góc phải, kéo xuống phần Professional, chọn Ads Manager (trình quản lý quảng cáo). Vào trong trình quản lý quảng cáo, các bạn sẽ thấy giao diện tương đối dễ sử dụng, và chúng ta sẽ thấy các mục Campaign, Ad Set và Ads.
Các bạn hình dung rõ ràng rằng một chiến dịch quảng cáo chia làm ba cấp:
Campaign: Cấp lớn nhất, cấp cha.
Ad Set: Cấp nhóm quảng cáo, cấp con.
Ads: Cấp quảng cáo, cấp cuối cùng.
Khi lên một chiến dịch quảng cáo, chúng ta phải cài đặt từng cấp theo những thông số như Thắng chia sẻ:
Campaign: Cài đặt ngân sách, thông tin chung, thông tin quan trọng chung cho toàn bộ dự án.
Ad Set: Target nhân khẩu học, v.v.
Ads: Cài đặt bài quảng cáo.
Đây là cấu trúc của một chiến dịch quảng cáo, các bạn cần lưu ý và hiểu sơ trước để khi chúng ta làm, khi Thắng nhắc đến các phần này, các bạn sẽ dễ dàng theo dõi.
Các bạn vào phần tài khoản quảng cáo, vào menu, chọn Ads Manager, các bạn sẽ có một tài khoản quảng cáo. Đây là tài khoản quảng cáo cá nhân, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng để chạy quảng cáo.
Thêm thông tin thanh toán cho tài khoản quảng cáo Facebook
Sau khi vào tài khoản quảng cáo cá nhân, các bạn làm thêm một bước nữa là vào phần Ads Tools hoặc qua phần Billing & Payment, thêm một thẻ thanh toán vào. Chọn Add Payment Method, thêm phương thức thanh toán. Các bạn ở nước ngoài có thể dùng Visa, MasterCard hoặc các cổng thanh toán điện tử khác. Tuy nhiên, dùng thẻ Visa, MasterCard sẽ uy tín hơn.
Vào Add Payment Method, thêm thẻ của bạn vào. Nhập tên thẻ, số thẻ, v.v. Chọn lại đồng tiền tệ và vị trí phù hợp với tài khoản của bạn. Sau khi nhập thẻ thanh toán, các bạn có thể bắt đầu chạy quảng cáo.
Đó là những kiến thức cơ bản về quảng cáo Facebook Ads, về tài khoản quảng cáo, cấu trúc chiến dịch quảng cáo, cũng như việc thêm thẻ thanh toán Visa hoặc MasterCard vào tài khoản của chúng ta trong phần Add Payment Method.
Các bạn chuẩn bị xong xuôi phần tài khoản quảng cáo và thẻ thanh toán, chúng ta sẽ chuyển sang bài học tiếp theo.
Bài ngày hôm nay, Thắng xin dừng lại ở đây. Thắng xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong bài tiếp theo. Các bạn lưu ý nhé, đây là một chuỗi series nên đường link series Thắng sẽ để lại bên dưới video này, các bạn vào đó xem hết tất cả các bài học trong chuỗi series này.
Ok, bây giờ Thắng xin dừng lại và hẹn gặp lại các bạn trong bài tiếp theo. Bye bye!
Các bạn nào đang cần hỗ trợ các dịch vụ về Digital Marketing như chạy quảng cáo, cần đào tạo, cần học, có thể tham khảo thông tin bên dưới video này để liên hệ với Thắng và được tư vấn cụ thể thêm.